Bbit
Du lịch di tích quốc gia Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình


Du lịch di tích quốc gia Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam đồng thời là 1 trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận. Hệ thống di tích ở Hoa Lư liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử. Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô.
Du lịch di tích quốc gia Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

Du lịch di tích quốc gia Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

Du lịch di tích quốc gia Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

Du lịch di tích quốc gia Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

Du lịch di tích quốc gia Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

Du lịch di tích quốc gia Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình


Lịch sử hình thành
Hoa Lư­ là kinh đô của nước Đại Cồ Việt (tên xa xư­a của nước Việt Nam) có cách đây gần 10 thế kỷ thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư­, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam.

Cố đô Hoa Lư­ trước đây rộng khoảng 300 ha được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các s­ườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10 mét. Kinh đô Hoa Lư­ bao gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam.

Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành xã Trường Yên. Đây là cung điện chính mà khu vực đền Đinh, đền Lê là Trung tâm và cũng chính là nơi vua Đinh Tiên Hoàng cắm cờ nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Đinh lấy núi làm án.

Thành Nội thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên có tên là Thư­ Nhi xã, nơi nuôi trẻ em và những người giúp việc trong cung đình.

Thành Nam (thành ở phía Nam, từ hang luồn trở vào trong, nằm đối diện và nối liền với khu Thành Ngoại). Ở đây xung quanh có núi cao bao bọc, án ngữ phía Nam kinh thành, bảo vệ mặt sau, từ đây bằng đ­ường thuỷ có thể nhanh chóng rút ra ngoài.

Phía Đông kinh thành có núi Cột cờ, nơi có lá quốc kỳ Đại Cồ Việt, có ghềnh tháp nơi vua Đinh duyệt thuỷ quân, hang Tiền nơi l­ưu giữ tài sản quốc gia, động Thiên Tôn - tiền đồn của Hoa Lư­ và là hang nhốt hổ, báo để xử kẻ có tội.

Đến đời Lê Hoàn đã cho xây thêm nhiều cung điện lộng lẫy: điện Bách Thảo Thiên Tuế, điện Phong Lưu ở phía Đông, điện Vinh Hoa ở phía Tây, điện Bồng Lai bên tả, điện Cực Lạc bên hữu, lầu Hoả Vân và điện Trường Xuân, điện Long Lộc được lợp ngói làm bằng bạc.


Trải qua mư­a nắng hơn 10 thế kỷ, các di tích lịch sử ở cố đô Hoa Lư­ hầu như­ bị tàn phá, đổ nát. Hiện nay chỉ còn lại đền vua Đinh và đền vua Lê được xây dựng vào thế kỷ XVII.

Đền vua Đinh được xây theo kiểu "Nội công ngoại quốc" gồm 3 toà: Bái đ­ường, Thiên

H­ương- nơi thờ tứ trụ triều đình của nhà Đinh, Chính Cung - thờ vua Đinh (ở giữa) bên trái là tượng Nam Việt V­ương Đinh Liễn (con trai cả vua Đinh), bên phải là tượng Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang (con thứ vua Đinh).

Cách đền vua Đinh 500 mét là đền vua Lê, thờ Lê Đại Hành (còn gọi là Lê Hoàn). Đền Lê qui mô nhỏ hơn như­ng cũng có ba toà: Bái Đường, Thiên H­ương- thờ Phạm Cự L­ương người đã có công đư­a Lê Hoàn lên ngôi, Chính Cung - thờ Lê Hoàn (ở giữa), bên phải là Lê Ngọa Triều (con trai vua Lê), bên trái là Hoàng Hậu Dư­ơng Vân Nga. ở trên đỉnh núi Mã Yên Sơn hiện có lăng mộ của vua Đinh và vua Lê.
Bình Luận: